• Online: 1 Lượt truy cập: 61673
  •   Khởi nghiệp sáng tạo với nhang sinh học

  • Ý tưởng làm nhang sinh học từ lá quao được chị Đào và chị Tuyết Lan đem đi dự thi Đồng Khởi khởi nghiệp tại Cần Thơ và đạt giải 3; dự thi tại TP. HCM đạt giải khuyến khích. Và sản phẩm nhang sinh học Thiên Phúc đã đạt giải nhất trong “ngày hội 5 không ba sạch” do hội phụ nữ tỉnh Bến Tre tổ chức tại huyện Mỏ Cày Bắc vào tháng 8/2018
  • Làm thế nào để có nhang đốt mỗi ngày, vừa xua được muỗi vừa không có khói độc vừa bảo vệ được sức khỏe, bảo vệ được môi trường luôn được nhiều người đặt ra. Cùng suy nghĩ ấy, Chị Nguyễn Thị Tuyết Lan, sinh năm 1969, ở ấp Hòa Hưng, xã Hòa Lộc, huyện Mỏ Cày Bắc đã tiến hành nghiên cứu, thực nghiệm cùng với những nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương.

    Trước năm 2017 chị ở Mỏ Cày Nam, cùng với Chị Ngô Song Đào nghiên cứu và phát hiện công dụng xua đuổi côn trùng gây hại của cây quao nước. Đây là loại cây có nhiều ở Bến Tre thường mọc quanh mương, rạch. Từ đây chị Tuyết Lan cùng chị Đào quyết định sử dụng cây quao nước để làm nguyên liệu sản xuất nhang sinh học Thiên Phúc.

    Sản phẩm nhang sinh học trưng bày tại ngày hội 5 không 3 sạch do Hội phụ nữ tỉnh tổ chức vào tháng 8/2018

    Sản phẩm nhang sinh học trưng bày tại ngày hội 5 không 3 sạch do Hội phụ nữ tỉnh tổ chức vào tháng 8/2018. Ảnh: Thu Duyên.

    Phần tâm chuốt từ tre. Bột nhang được làm bằng lá quao khô say nhuyễn chung với thuốc bắc. Sau đó trộn chung với nước và một loại keo. Nhang  khi đốt có mùi hương rất dễ chịu, đặc biệt không có muỗi trong suốt thời gian khói nhang lan tỏa. Nhiều người gọi đây là nhang “hai trong một” vì vừa thắp được trên bàn thờ vừa có công dụng xua đuổi muỗi.

    Cơ sở nhang của chị sản xuất từ tháng 11/2017 đến nay.  4 nhân công trong một ngày làm ra khoảng 800 -1.000 bó nhang. Giá bán mỗi bó từ 20-25 ngàn đồng. Sau khi trừ chi phí chị Lan còn lãi 1.000đ/bó, thu nhập từ 800.000đ đến 1.000.000đ/ngày.

    Trước khi đưa ra thị trường sản phẩm nhang sinh học Thiên Phúc được trung tâm dịch vụ phân tích, xét nghiệm TP. HCM xác nhận là an toàn với các loại khí kháng sinh. Đã được cấp bản quyền, giấy chứng nhận khói không độc hại, nguyên liệu 100% từ thiên nhiên.

    Ý tưởng làm nhang sinh học từ lá quao được chị Đào và chị Tuyết Lan đem đi dự thi Đồng Khởi khởi nghiệp tại Cần Thơ và đạt giải 3; dự thi tại TP. HCM đạt giải khuyến khích. Và sản phẩm nhang sinh học Thiên Phúc đã đạt giải nhất trong “ngày hội 5 không ba sạch” do hội phụ nữ tỉnh Bến Tre tổ chức tại huyện Mỏ Cày Bắc vào tháng 8/2018.

    Hiện tại nhang sinh học “hai trong một” này được nhiều người dân trong và ngoài nước ưa chuộng vì nó đã góp phần bảo vệ môi trường không gây độc hại, vừa bảo vệ được sức khỏe cho người dùng, vừa phòng được bệnh sốt xuất huyết do muỗi đốt.

  • Thu Duyên - btusta.vn